-
Hỗ trợ tư vấn 24/7Zalo: 0919 901 277
-
Cam kết 100% hàng đảm bảo chất lượng
-
Giao hàng trên toàn quốc
-
Đặt cọc trước, thanh toán tại nhà
Tượng con cóc bằng gỗ thủy tùng
Tượng con cóc làm bằng gỗ thủy tùng được làm từ đôi bàn tay của nghệ nhân từ làng nghề với mong muốn đem đến tài lọc cho gia chủ
Một vài hình ảnh tượng con cóc làm bằng gỗ thủy tùng
Ý nghĩa con cóc ngậm tiền
Cách đặt cóc tài lộc hợp phong thủy
Về nguyên tắc của người Hoa đặt cóc tài lộc là luôn để đầu cóc hướng vào trong nhà, kỵ để đầu cóc hướng ra ngoài. Theo quan niệm, cóc tài lộc có khả năng nhả tiền vàng, miệng cóc luôn luôn ngậm một đồng tiền vàng, khi quay đầu cóc hướng vào nha với ý nghĩa cóc sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ, hướng ra ngoài sẽ có nghĩa tài lộc bị thất thoát.
Trong các cửa hàng kinh doanh, bạn sẽ bắt gặp nhiều chủ nhà đặt cóc tài lộc ở hai bên cửa ra vào, bàn thờ thổ thần, bàn thờ thần tài và nhiều nơi khác. Vị trí đặt cóc tài lộc phải ở những nơi sang trọng, thông thoáng.
Như theo quan niệm cóc ngậm tiền phải để hướng đồng tiên vào trong nhà, đặt theo dáng con cóc đang nhảy vào nhà mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ là tốt nhất. Tuy nhiên nếu không thể bố trí theo hướng như vậy, thì cũng nên để cóc tài lộc ở những nơi sang trọng, sáng sủa và có phong thủy tốt. Đặt cóc tài lộc cạnh thần tài có thể gia tặng ý nghĩa may mắn của thần tài, trong trường hợp này đặt cóc tài lộc hướng vô bàn thờ thần tài là tốt, với ý nghĩa cóc mang tài lộc về và thần tài giúp giữ gìn tài lộc, cộng với sự may mắn và bình yên.
Đa phần người Việt mình thường đặt cóc thần tài trên bàn thờ thổ địa, ban ngày hướng ra ngoài, ban đêm hướng vào trong, lý giải là ban ngày cóc đi ra ngoài để kiếm tài lộc, ban đêm quay về để mang tài lộc về nhà. Điều này khá với cách bố trí cốc tài lộc của người Hoa, nhưng dù sao cóc tài lộc cũng xuất phát từ nền văn hóa Trung Hoa, vì thế việc tuân theo những quan niệm của người Hoa vẫn là tốt nhất.
Kỵ cách đặt cóc tài lộc
Đặt tính của cóc Thiềm Thừ là thu hút, vì thế không nên đặt cóc tài lộc trong bếp, nhà vệ sinh hay các vị trí không đẹp, tránh việc Thiềm Thừ trở nên hung dữ, thay vì thu hút tại lộc, cóc lại thu hút khí xấu và vận rủi đến cho gia chủ.
Thiềm Thừ cần Thủy, tránh Hỏa: nên đặt tại vị trí có Thủy vượng để thúc tài hiệu quả.Nhưng tránh đặt Thiềm Thừ đối diện bể cá hay hồ nước, vì tài hóa Thủy mà chảy đi mất. Cũng bởi cần nước nên Thiềm Thừ rất kị Hỏa.
Cách khai quang cóc tài lộc đúng phong thủy
Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ nên có một mình gia chủ. Thiềm Thừ sau khi được khai quang, nhìn thấy ai đầu tiên sẽ mãi mãi “phù hộ” cho người đó. Vì thế, có người dùng rất tốt nhưng đem tặng cho người khác thì lại không linh là vì lí do này.
Để cóc Thiềm Thừ có thể phát huy tốt giá trị phong thủy, chúng ta cần khai quang đúng cách. Một trong những cách khai quang điểm nhãn cho cóc tài lộc như sau:
Trong phong thủy thiết kế, Thiềm Thừ khi “thỉnh” (mua về) cũng cần làm thủ tục “khai quang điểm nhãn” tương tự như Tỳ Hưu, tuy nhiên vẫn có chút khác biệt. Trình tự “khai quang điểm nhãn” cho Thiềm Thừ như sau:
- Bước 1: Xem ngày tốt xấu và cần chọn một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ
- Bước 2: Theo cách xem phong thủy thì nên lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa.
- Bước 3: Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ.
- Bước 4: Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm.
- Bước 5: Sau khi lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm thừ.
- Bước 6: Lấy một chút nước chè(nước trà) vẩy vào mắt Thiềm thừ (đây còn gọi là khai quang điểm nhãn theo phong thủy thiết kế kiến trúc).
- Bước 7: Thiềm thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ có mình ở đó, Thiềm thừ sau khi khai quang người đầu tiên nó nhìn thấy là bạn sẽ mãi mãi “phù hộ“ bạn.
Đặc trưng gỗ thủy tùng
Gỗ thủy tùng không bị cong vênh, không bị mối mọt, thớ gỗ mịn có màu với vân rất đẹp, có mùi thơm nên được ưa chuộng để làm đồ mỹ nghệ, đồ dùng cao cấp như bàn ghế, salon, sập gỗ và các sản phẩm phong thủy như tượng phật di lặc, tượng phật quan âm, lộc bình, phước lộc thọ, con cóc bằng gỗ thủy tùng ...
Cách phân biệt gỗ thủy tùng với các loại gỗ khác
Gỗ thủy tùng dễ nhầm lẫn gỗ thông tuy nhiên nếu đã tiếp xúc nhiều thì rất dễ nhận biết do gỗ thủy tùng có mùi thơm nhè nhẹ, lúc nào cũng tiết ra nhựa, mặc dù đã làm ra sản phẩm.
Giá trị tùy thuộc vào chất lượng khúc gỗ và vân trên khúc gỗ. Cách phân biệt gỗ tốt:
- Gỗ phải có độ nặng (gỗ không được nhẹ như xốp).
- Sản phẩm có giá trị khi nguyên khối không ghép (nếu có ghép thì chỉ ghép những chi tiết nhỏ không đáng kể).
- Gỗ có vân đẹp thường là vân chỉ hoặc vân chuối rõ nét. Vân chuối được ưa chuộn nhiều nhất
Gỗ thủy tùng có rất nhiều màu và nhiều loại vân khác nhau:
- Về vân: vân chỉ, chuối, nhiều khi không vân.
- Về màu: xanh đen, xanh ngọc bích, tím, vàng, đỏ, nâu đỏ.